Xử Lý Âm Học Cho Phòng Giải Trí, một phòng nghe nhạc có thể đơn giản chỉ là treo một tấm vải lên tường, xê dịch các tấm thảm hoặc kê lại đồ đạc… cũng có thể dùng biện pháp phức tạp hơn là lắp các thiết bị âm học nhà nghề. Đôi khi, chỉ cần dùng những cách thức đơn giản mà bạn đã có thể tạo ra những chuyển biến lớn trong âm thanh phòng nghe. Sau đây, là một số “căn bệnh” về âm học trong các phòng nghe và cách xử lý những vấn đề này.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1) Các bề mặt nhẵn song song không được che phủ
Vấn đề thường gặp và nghiêm trọng nhất trong các giải trí/ phòng nghe hiện nay là hiện trạng các bức tường song song không được xử lý. Hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần có thể xảy ra khi hai bức tường nhẵn đối diện nhau ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa hoặc các nguồn khác đã dùng hẳn. Hiện tượng này gần giống như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm phủ tường và vỗ tay, bạn sẽ có cảm giác âm thanh được lưu lại trong không gian một lúc lâu sau khi bạn đã dừng vỗ tay. Dễ hình dung hơn nữa, hãy tưởng tượng như bạn đứng giữa hai tấm gương phẳng đối diện nhau. Chúng gây cho bạn ảo giác về không gian trở nên rộng lên gấp nhiều lần. Sự dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, và không trung thực.
Hiện tượng dội âm trong trường hợp này không khó để khắc phục. Chỉ cần đặt vật liệu hút âm, tiêu âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm với vải dày, nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng) hoặc cao cấp hơn là các tấm tiêu âm CVN Acoustic panels. Bạn có thể tự làm nếu khéo tay làm theo mẫu có sẵn hoặc thuê chuyên gia nếu cần xử lý ở quy mô lớn hơn.
2) Âm dội từ sàn và tường
Một điều nữa không thể tránh khỏi là chúng ta thường phải đặt loa gần tường và sát với sàn nhà để tiết kiệm diện tích nên âm thanh mà ta nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ những nơi khác như từ tường, sàn và trần. Những âm này tới tai nghe chậm hơn âm thanh đi thẳng và làm cho âm thanh tổng thể không được trong trẻo khi so với bản gốc.
Trên thực tế, âm phản xạ ảnh hưởng rất xấu tới khả năng cảm thụ của chúng ta… Cường độ và chất của âm phản xạ cũng bị tác động bởi đặc tính hấp thụ âm thanh của các bức tường ở hai bên loa. Vì thế, âm phản xạ không chính xác như âm trực tiếp phát ra ở mặt trước của loa. Thêm nữa, khi 2 âm này (âm trực tiếp và âm phản xạ) kết hợp với nhau, ta sẽ nhận thấy một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm nên sinh ra hiện tượng lệch pha. Chính vì thế mà cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau.
Hiện tượng trên ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh lẫn độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nghiệm chung, nếu duy trì được mức phản xạ vừa phải thì sẽ làm tăng độ rộng mở của sân khấu. Nếu ở mức độ thái quá , nó tạo ra những cảm giác rõ rệt về khoảng cách giữa các loa. Việc này sẽ xóa nhòa ranh giới về âm hình và khiến cho âm thanh của sân khấu thiếu tập trung và chính xác.
Trong các âm phản xạ từ sàn và trần, phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khoản cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn so với trần nên sự sai pha sẽ ít hơn. Do đó, nếu trần hơi nghiêng, sẽ hiệu quả hơn nếu ta đặt loa ở phía bị nghiêng xuống. Góc nghiêng của trần sẽ hướng những âm thanh phản xạ đi chệch khỏi tai người nghe. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xử lý âm thanh phản xa từ trần khá đơn giản như sau: Đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường, nhiều nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Đối với âm phản xạ tự san còn dễ hơn khá nhiều, chỉ cần một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Lưu ý là mỗi lọai thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn so với thảm làm từ sợi tổng hợp. Đó là vì các sợi trong thảm len đều có chiều dài và độ dày khác nhau nên sẽ hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt công nghiệp, các sợi có hình dáng và kích cỡ đều nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp. Tại Việt Nam, việc kiếm được thảm len dày để làm tiêu âm không phải là dễ. Có thể dùng tạm các tấm mút gai cùng với các loại gỗ tán âm hiệu quả cũng tương đương. Hoặc có thể dùng các giá sách có chứa sách đặt trong phòng nghe, vừa tao nhã mà cũng đem lại hiệu quả tốt.
3)Âm bass quá dày và nặng
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự thiết lập chưa hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc khả năng hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Và ngay cả lựa chọn vị trí ngồi nghe/ xem cũng liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta khắc phục đơn giản bằng cách dịch chuyển loa và thậm chí là “thay loa” nếu chưa cải thiện. Cách này không giải quyết vấn đề triệt để, các chuyên gia khuyên dùng nên lắp các tấm tiêu âm bass, ví dụ như CVN Acoustic Panels. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu âm này. Bạn cũng có thể đặt thêm các cột “chân voi” đặt ở góc phòng để gia tăng hiệu quả triệt tiêu sóng âm ở tầng số thấp. Trong trường hợp tiếng bass vẫn quá dội, Hãy sử dụng “bass trap” bằng các hộp cộng hưởng Hemholtz.
4) Các vật phản xạ âm thanh đặt gần loa
Mọi đồ vật có tính phản xạ âm khi đặt gần loa đều có thể làm biến dạng âm hình. Ít ai trong chúng ta biết rằng chính chiếc TV với màn hình thủy tinh thường dùng đặt giữa hai loa lại là thủ phạm chính làm xấu âm thanh rất nhiều. Vì vậy, chúng ta nên dịch chuyển TV cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub-woofer…) ra càng xa loa càng tốt. Người viết đã từng thấy chất lượng trình diễn của nhiều dàn âm thanh chuyển biến rất nhiều khi những “nhân vật” đứng sai vị trí được chuyển ra mép rìa phòng. Âm hình trở nên tập trung và tiếng cũng sâu hơn. Nếu không thể dịch chuyển đồ vật, hãy phủ tấm vải hút âm lên chúng. Bạn cũng đừng quên kéo rèm cửa sổ phía sau lại mỗi khi nghe nhạc nhé.
5) Lựa chọn vị trí đặt loa
Giống như những nhà đầu tư bất động sản lão luyện nhất -những người luôn tâm niệm “vị trí đẹp” là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ lý tưởng của một hạn mục đầu tư thì với âm thanh trong phòng, vị trí đặt loa là yếu tố mang tính quyết định cho trải nghiệm tuyệt vời của bạn. Tìm trí thích hợp cho loa bao giờ cũng là việc đầu tiên bạn nên làm trước khi dùng đến các biện pháp xử lý âm học khác.
6) Cân bằng giữa vật hấp thu tần số cao với vật hấp thu tần số thấp
Hầu hết các căn phòng đều có khả năng tiêu âm tần số cao mà không hoặc ít hấp thu được âm ở tần số thấp. Ngoài việc sử dụng các vật liệu mềm như thảm, rèm và vật dụng khác để tiêu âm có tần số thấp, các bạn có thể sử dụng thêm các cột “chân voi” hoặc các thiết bị tiêu âm dạng tấm như CVN acoustic panels để giữ độ cân bằng về thời gian dội âm. Âm bass nặng nề, chậm chạp thường là do sự mất cân bằng này.
7) Dịch chuyển vị trí nghe để có độ cân bằng tối ưu về tiếng bass
Sóng đứng tần số thấp sẽ tạo ra những vị trí có áp suất âm thanh (thanh áp) khác nhau. Dịch chuyển vị trí ngồi sẽ tạo ra độ cân bằng phù hợp nhất khi nghe. Với các phòng nghe dư tiếng bass, nên tránh ngồi sát tường sau vì tiếng bass ở đó nghe khá nặng. Ngươc lại nếu cảm thấy hơi thiếu bass, có thể lùi vị trí nghe gần với tường để cân bằng trở lại với dải âm cao
Không gian giải trí của bạn đang gặp phải những vấn đề nào trên đây? Hãy để Công ty Lâu Đài Việt giúp bạn